Người dì U.70 rời nhà rồi biệt tích 2 ngày nay, các cháu tìm khắp TP.HCM
Bộ TN-MT vừa có ý kiến về chủ trương đầu tư xây dựng công trình khẩn cấp bổ cập nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch.Góp ý về chủ trương, Bộ TN-MT đánh giá việc đầu tư xây dựng trạm bơm trực tiếp từ sông Hồng bằng hệ thống đường ống áp lực với lưu lượng 3 - 5 m3/giây và 3 đập dâng để bổ cập dòng chảy trên sông Tô Lịch, duy trì mực nước trên sông và cột nước tràn qua các đập là hết sức cần thiết, cấp bách.Tuy nhiên, Bộ TN-MT cho rằng, với phương án đầu tư như đề xuất của Hà Nội thì mới chỉ bổ cập bằng lượng nước thải được thu gom đưa về hệ thống xử lý nước thải tập trung, chưa giải quyết được vấn đề phục hồi dòng chảy, làm sống lại dòng sông Tô Lịch, tạo cảnh quan, duy trì dòng chảy.Trong trường hợp Thủ tướng thống nhất chủ trương đầu tư xây dựng theo phương án nêu trên, Bộ TN-MT cho rằng phương án cần rà soát bổ sung một số nội dung.Cụ thể, bổ sung đánh giá đến nguy cơ gây sạt lở, bồi lắng khu vực sông Hồng, khu vực cửa lấy nước của trạm bơm đầu mối đảm bảo công trình ổn định lâu dài và lấy nước liên tục trong điều kiện mực nước sông Hồng ngày càng hạ thấp.Việc lấy nước trực tiếp từ sông Hồng cần xem xét bổ sung nghiên cứu vấn đề ô nhiễm thứ cấp đến sông Tô Lịch, cũng như các giải pháp xử lý việc lắng đọng phù sa và rác thải tại 3 đập dâng trên sông trong quá trình vận hành.Bên cạnh đó, việc dẫn nước từ sông Hồng về sông Tô Lịch bằng đường ống áp lực D1200 mm dọc theo đường Võ Chí Công với chiều dài khoảng 5,5 km cũng cần phải nghiên cứu, có các giải pháp cụ thể để giải quyết các rủi ro như phá hỏng các công trình ngầm trong quá trình thi công; vỡ, tắc đường ống trong quá trình vận hành.Cũng theo Bộ TN-MT, công trình thuộc trường hợp phải có giấy phép khai thác nước mặt theo quy định. Vì vậy, trước khi thực hiện xây dựng công trình lấy nước, đề nghị Hà Nội lập hồ sơ đề nghị cấp phép trình cấp thẩm quyền xem xét cấp phép.Dù đánh giá phương án của Hà Nội là cần thiết và cấp bách nhưng Bộ TN-MT cho rằng, đây mới chỉ là giải pháp tình thế, trước mắt, chưa giải quyết một cách tổng thể, dài hạn để phục hồi dòng sông, tạo cảnh quan ven sông (duy trì dòng chảy liên tục trên sông, trong khi hiện tại vào mùa khô về cơ bản sông Tô Lịch có chức năng như là kênh thoát nước thải).Theo Bộ TN-MT, Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam đang nghiên cứu phương án phục hồi, kết nối sông Tô Lịch, hồ Tây và sông Hồng thông qua hệ thống trạm bơm và kênh dẫn không áp lực.Theo đó, phương án đề xuất phục hồi sông Tô Lịch cũng bằng cách bổ cập nước từ sông Hồng để tạo dòng chảy, cảnh quan và giao thông thủy nội địa.Bộ TN-MT đánh giá, phương án của Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam cùng khoảng tổng mức đầu tư, vận hành và thời gian thi công như phương án đề xuất của Hà Nội. Tuy nhiên, lượng nước bổ cập có thể tối đa là 18 m3/giây (tương đương khoảng hơn 1,5 triệu m3/ngày), với vận tốc trung bình 0,3 m/giây duy trì mực nước trên sông từ trên 3,3 - 3,8 m. Phương án này có thể đáp ứng mục tiêu phục hồi nguồn nước, tạo cảnh quan, duy trì dòng chảy và đảm bảo phù hợp với các quy định.Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội yêu cầu Đàm Vĩnh Hưng nghiêm khắc vấn đề trang phục
Sáng sớm nay, TP.HCM mát mẻ với nhiệt độ khoảng 23 độ C, trời phủ một màu trắng đục như sương. Đến 9 - 10 giờ sáng, dù nắng lên nhưng lớp "sương mù" vẫn còn dầy khiến nhiều người đặt câu hỏi, sương mù hay ô nhiễm bởi thời gian gần đây, ô nhiễm không khí trầm trọng đã nhiều lần tạo thành lớp sương dầy đặc đè nặng lên cuộc sống sinh hoạt của người dân TP.HCM và Hà Nội. Câu hỏi này ngay lập tức được trả lời bằng số liệu quan trắc trực tuyến của IQAIR, khoảng 8 giờ 30 phút có 3 trạm đo chỉ số AQI đạt mức cảnh báo tím. Đây cũng là ngày ghi nhận chỉ số ô nhiễm cao nhất kể từ đầu mùa khô đến nay. Dự báo tình trạng ô nhiễm sẽ còn tiếp tục duy trì trong tình trạng "rất không tốt" này đến giữa trưa và giảm nhẹ xuống mức đỏ - không lành lạnh vào đầu giờ chiều. Ngoài ra, ở hầu hết trạm đo khác trên địa bàn thành phố chất lượng không khí cũng ở mức cảnh báo đỏ.Tình trạng ô nhiễm không khí thường kéo dài từ khoảng tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau. Tuy nhiên, mức độ ô nhiễm có khác nhau tùy theo điều kiện thời tiết và các hoạt động kinh tế xã hội của người dân. Vào thứ 5 tuần trước, là một ngày hiếm hoi chất lượng không khí của TP.HCM ở mức "xanh".Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ cho biết, do ảnh hưởng của không khí lạnh ở phía bắc khuếch tán sâu xuống phía nam nên thời tiết ở TP.HCM trong những tới tiếp tục dịu mát; nhiệt độ thấp nhất khoảng 22 - 23 độ C và cao nhất là 33 - 34 độ C.Các chuyên gia y tế khuyến cao, với mức độ ô nhiễm không khí như hiện nay người dân nên ở trong nhà đặc biệt là đối tượng nhạy cảm như người già, trẻ em và những người có bệnh về đường hô hấp. Với những người phải ra đường cần chú ý sử dụng các thiết bị bảo vệ như khẩu trang có khả năng lọc bụi mịn.
Khi vé số ở đỉnh tiêu thụ: Áp lực 'ngầm' sau doanh số gần 140.000 tỉ
Mitsubishi Attrage thiết kế góc cạnh, mạnh mẽ trong khi KIA Soluto tạo dáng khá mềm mại, thanh thoát
Sáng 8.1, Tổng Bí thư Tô Lâm tham dự và phát biểu chỉ đạo tại hội nghị tổng kết năm 2024, triển khai công tác năm 2025 của Chính phủ. Nhấn mạnh "ấn tượng và xúc động", Tổng Bí thư đánh giá, chúng ta đã hoàn thành thắng lợi, toàn diện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội năm 2024 trong hoàn cảnh đầy "sóng to, gió lớn", thậm chí có thời điểm "bão tố" ở cả bình diện quốc gia, khu vực và quốc tế. Kinh tế vĩ mô ổn định, tăng trưởng kinh tế đạt trên 7%, cao nhất khu vực và thế giới.Tổng Bí thư Tô Lâm biểu dương các thành phố lớn luôn giữ vị trí tốp đầu đóng góp vào tăng trưởng như TP.HCM, Hà Nội và các địa phương mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng vào tốp đầu về các chỉ số tăng trưởng, giải ngân vốn đầu tư công, thu ngân sách."Đất nước giàu mạnh thì người dân phải được thụ hưởng thành quả này. Không chỉ có mục tiêu tăng trưởng mà làm sao phải nâng cao đời sống của người dân, không để ai bị bỏ lại phía sau", Tổng Bí thư nêu rõ. Năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng - đây là năm tăng tốc, bứt phá, về đích, đánh dấu thời điểm đất nước bước vào kỷ nguyên mới. Do đó, cần thống nhất nhận thức và hành động về sự cấp bách phải tiếp tục tiến hành công cuộc đổi mới về kinh tế. Theo Tổng Bí thư, việc tinh gọn tổ chức bộ máy không chỉ là cắt giảm mà còn đòi hỏi cải cách sâu rộng quản trị Nhà nước, minh bạch hóa, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong hành chính, kinh tế, tài chính ngân sách, quản lý tài nguyên. Tôi mong muốn các lãnh đạo, từng cán bộ, đảng viên và công chức, viên chức sẽ thấm nhuần tư tưởng trung tâm "kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc". Coi đây là kim chỉ nam cho mọi hành động, quyết sách và là ngọn đuốc soi đường cho sự nghiệp phát triển đất nước trong giai đoạn tới.Đồng thời, cần tăng cường tính chủ động, sáng tạo, tự lực và trách nhiệm giải trình của chính quyền các cấp, nhất là người đứng đầu. Bỏ tư duy "không quản được thì cấm", đề cao phương pháp "quản lý theo kết quả", đổi mới phân bổ ngân sách theo kết quả đầu ra, chuyển từ "tiền kiểm" sang "hậu kiểm", tạo không gian mới và động lực phát triển.Tư duy đổi mới cần khơi dậy tính năng động, sáng tạo và tinh thần dám nghĩ, dám làm của cán bộ quản lý các cấp. Nhanh chóng khắc phục những chồng chéo, bất cập trong hệ thống hiện hành, tạo nền tảng pháp lý ổn định, dễ tuân thủ. Một vấn đề, một nội dung chỉ quy định tại một luật; doanh nghiệp được tự do kinh doanh những gì mà pháp luật không cấm.Cơ quan Nhà nước chỉ được làm những gì pháp luật cho phép. Theo đó, cần ưu tiên xây dựng hành lang pháp lý cho những mô hình kinh tế mới và thực thi hiệu lực, hiệu quả pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ để khuyến khích sự sáng tạo trong xã hội. Theo Tổng Bí thư, khả năng đạt tăng trưởng hai con số trong tương lai phụ thuộc nhiều vào quá trình đổi mới phát triển kinh tế.Tổng Bí thư cũng lưu ý ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát là mục tiêu then chốt theo phương châm "phát triển để ổn định - ổn định để phát triển".Để đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế 8% trong năm 2025, theo Tổng Bí thư, cần coi trọng chất lượng tăng trưởng và phấn đấu tốc độ tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026 - 2030. Theo đó, cần đẩy mạnh đột phá về thể chế, đề cao nguyên tắc thị trường trong huy động và phân bổ nguồn lực, đồng thời loại bỏ cơ chế "xin - cho" và tư duy bao cấp.Cần cải cách doanh nghiệp nhà nước theo hướng minh bạch, hiệu quả, thúc đẩy vai trò động lực quan trọng của khu vực kinh tế tư nhân. Thực hiện chính sách "khoán tăng trưởng" cả về số lượng và chất lượng cho các địa phương đi kèm với đẩy mạnh phân cấp, phân quyền...Đầu tư hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng chiến lược như 3.000 km đường bộ cao tốc, hơn 1.000 km đường bộ ven biển và khởi công tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Ban hành và lộ trình thực thi giải pháp giảm ô nhiễm không khí tại các thành phố lớn gồm Hà Nội và TP.HCM.Đặc biệt, Tổng Bí thư cũng đưa ra các câu hỏi gợi mở về việc chuẩn bị "tổ" cho "đại bàng". "Điều này rất đúng, rất nên làm. Nhưng tại sao chúng ta ít đề cập tới kế hoạch chuẩn bị những "cánh rừng", những "cánh đồng" cho các "đàn ong" lấy hoa làm mật? Tại sao chưa đưa ra các chỉ tiêu tạo ra việc làm mới cho từng giai đoạn, cho từng lĩnh vực?", Tổng Bí thư đặt vấn đề.Theo Tổng Bí thư, giai đoạn tới sẽ có khoảng 100.000 lao động rời khỏi khu vực nhà nước do tác động của tinh gọn tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị và 100.000 thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương. Vậy Chính phủ có chính sách gì để khu vực ngoài nhà nước có thể tiếp nhận một phần trong số đó. Chính sách gì để phát triển thị trường lao động, thị trường việc làm?"Mọi cơ hội đang đến với chúng ta phải được nắm bắt kịp thời, bởi nếu để vuột mất cơ hội, chúng ta sẽ có lỗi với lịch sử và với nhân dân", Tổng Bí thư nhấn mạnh.
Nhận định bóng đá Leicester vs West Brom (2g ngày 23.4): 'Bầy cáo' giăng bẫy chờ 'Chim hét'
Hãng Yonhap ngày 26.1 đưa tin các công tố viên tại Hàn Quốc vừa truy tố Tổng thống bị luận tội Yoon Suk Yeol với cáo buộc lãnh đạo một cuộc nổi loạn khi áp đặt thiết quân luật trong thời gian ngắn vào tháng trước.Với bản cáo trạng này, ông Yoon đã trở thành tổng thống đương nhiệm đầu tiên trong lịch sử Hàn Quốc bị truy tố trong thời gian bị giam giữ.Động thái này diễn ra chỉ một ngày trước khi thời hạn giam giữ của ông Yoon kết thúc, sau khi ông bị Văn phòng Điều tra tham nhũng đối với các quan chức cấp cao (CIO) giam giữ vào ngày 15.1 vì tuyên bố thiết quân luật vào ngày 3.12.2023. Ông chính thức bị tạm giam vào ngày 19.1.CIO - đơn vị dẫn đầu cuộc điều tra ông Yoon - đã chuyển vụ án cho bên công tố vào tuần trước vì cơ quan này không có thẩm quyền pháp lý để truy tố một tổng thống.Sáng ngày 26.1, các công tố viên cấp cao trên cả nước đã tập trung họp để thảo luận về các bước tiếp theo trong vụ án của ông Yoon, dù chưa có cơ hội thẩm vấn trực tiếp ông.Nhóm công tố điều tra vụ án cho biết rằng sau khi xem xét các bằng chứng và dựa trên đánh giá toàn diện, họ xác định rằng việc truy tố bị cáo là phù hợp.Ông Yoon đối diện cáo buộc thông đồng với cựu Bộ trưởng Quốc phòng Kim Yong-hyun và những người khác để kích động nổi loạn bằng cách ra sắc lệnh tuyên bố thiết quân luật. Ông cũng bị cáo buộc triển khai lực lượng quân đội đến quốc hội nhằm ngăn cản các nhà lập pháp bỏ phiếu bác bỏ sắc lệnh.Các công tố viên đã tìm cách thẩm vấn ông Yoon để quyết định có gia hạn thời gian giam giữ hay không, nhưng một tòa án ở Seoul đã bác bỏ yêu cầu của bên công tố về việc gia hạn thời gian giam giữ. Theo luật, nghi phạm phải được thả nếu không bị truy tố trong thời gian tạm giam.